Pages

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2019

Sự khác nhau giữa cục đẩy công suất 16 sò, 24 sò và 32 sò

Sò là một khái niệm thường được nhắc tới khi chọn mua thiết bị âm thanh, đặc biệt là cục đẩy công suất và amply karaoke. Vậy sò công suất là gì? Vai trò của nó như thế nào? Sự khác nhau về số lượng sò ở mỗi thiết bị nói lên điều gì? Hãy cùng tìm hiểu về sò công suất ở cục đẩy công suất 16 sò, 24 sò và 32 sò cùng chúng tôi nhé.

Sò công suất là gì?

Trước khi tìm hiểu sự khác biệt giữa cục đẩy công suất 16 sò, cục đẩy công suất 24 sò và 32 sò, bạn cần hiểu được sò công suất. Thực ra, sò công suất là cái tên thân mật của transistor,  một linh kiện của cục đẩy công suất hay các thiết bị khuếch đại âm thanh. Sò công suất có chức năng khuếch đại tín hiệu lên một mức lớn hơn. Chính vì vậy mà nó quyết định công suất của cục đẩy công suất hoặc amply karaoke. Còn lý do được gọi là sò công suất bởi trước đây, linh kiện này được thiết kế với hình dáng bên ngoài giống với con sò biển.



Chức năng của sò công suất là khuếch đại tín hiệu âm thanh nên không ảnh hưởng trực tiếp đến chất âm của thiết bị. Cho nên, nếu lựa chọn thiết bị main công suất cho dàn âm thanh thì sò công suất chỉ là một tiêu chí để căn cứ. Bạn sẽ phải tìm hiểu và dựa vào nhiều yếu tố khác nữa.

Số lượng sò công suất có ý nghĩa gì?

Như chia sẻ ở trên, sò công suất là linh kiện quyết định đến công suất của thiết bị. Như vậy, nếu chỉ xét ở số lượng sò thì cục đẩy công suất 16 sò, cục đẩy công suất 24 sò và cục đẩy 32 sò không có sự khác biệt về hình thức cấu tạo. Ở mỗi một thiết bị sẽ có được trang bị một loại sò nhất định. Điểm khác ở đây là công suất của thiết bị. Công suất của cục đẩy thay đổi theo số lượng sò. Số lượng càng nhiều thì công suất càng lớn.

Tham khảo thêm cục đẩy công suất AAV tại ĐÂY

Mặc dù có ảnh hưởng rất lớn đến công suất và hoạt động của thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh, tuy nhiên sò công suất chỉ giữ vai trò quyết định ở những thiết bị âm thanh công nghệ analog. Còn với những thiết bị công nghệ digital như hiện nay, công suất lớn hay nhỏ của thiết bị không còn phụ thuộc quá nhiều vào số lượng sò mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố kĩ thuật khác.

Phân loại sò công suất

Sò công suất được chia thành rất nhiều loại, dựa trên nhiều tiêu chí phân loại khác nhau. Nếu dựa vào thiết kế, sò công suất có hai loại phổ biến là sò hình tròn và sò hình chữ nhật.

Dựa vào cấu tạo, sò công suất được chia thành sò sắt và sò than. Sò sắt có vỏ bằng sắt hoặc bằng nhôm, thường được dùng trong các thiết bị khuếch đại có công suất lớn, hoạt động với cường độ cao bởi độ tỏa nhiệt sang bộ phận tản nhiệt của sò sắt rất tốt. Sò than là loại sò công suất có vỏ bằng nhựa tổng hợp hoặc gốm. Sò than có độ bền cơ học cao hơn sò sắt. Còn độ bền điện thì sò sắt lại chiếm ưu thế hơn.

Phân biệt theo cấu tạo bên ngoài, người ta chia ra sò sắt (vỏ bằng sắt hoặc nhôm) và sò than (vỏ bằng nhựa tổng hợp hoặc gốm). Ngày nay người ta thường hay sử dụng sò sắt trong các thiết bị khuếch đại có công suất lớn, làm việc trong cường độ cao, bởi vì độ tỏa nhiệt sang bộ phận tản nhiệt của sò sắt tốt hơn so sò than, và giá cả cũng rẻ hơn so với sò than cùng dòng. Về độ bền cơ học, sò than chiếm ưu thế hơn. Về độ bền điện, sò sắt tốt hơn. Nếu phân biệt theo màu sắc, người ta chia làm sò đen và sò xanh.



Còn nếu phân biệt theo công năng sử dụng, sò công suất sẽ được chia thành sò thường (BJT) và sò trường (FET, MOSFET). Mỗi loại này lại được chia ra làm 2 loại là sò thuận và sò ngược. Trong đó, Mosfet có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiệu ứng từ trường để tạo ra dòng điện, là linh kiện có trở kháng đầu vào lớn thích hợp để khuếch đại các nguồn tín hiệu yếu. Mosfet có công suất lớn hơn rất nhiều so với BJT nhưng áp chịu đựng thấp, dễ chết do tĩnh điện. Cho nên, sò Mosfet thường dược dùng ở các thiết bị khuếch đại liên doanh hoặc sản xuất tại Trung Quốc để có giá rẻ.

Về việc lựa chọn loại sò cho từng thiết bị, nhà sản xuất sẽ căn cứ vào một số yếu tố kĩ thuật như: bộ nguồn, số lượng loa, cấu trúc mạch của thiết bị, chất lượng linh kiện… và khả năng thẩm âm của người nghe. Cụ thể

+ Bộ nguồn phải đủ công suất theo thiết kế của sò, toàn bộ mạch tiền âm tầng phải phối hợp logic, có độ méo thấp.

+ Số lượng loa và số lượng sò tỉ lệ thuận với nhau. Bởi như vậy mới có thể đáp ứng được công suất và trở kháng của loa.

+ Cấu trúc mạch cục đẩy, chất lượng linh kiện của thiết bị… Đây là yếu tố quyết định chất lượng âm thanh của main công suất.

Như vậy cục đẩy công suất 16 sò, cục đẩy công suất 24 sò và cục đẩy công suất 32 sò không có quá nhiều điểm khác nhau. Nếu xét trên cùng một dòng sản phẩm của một thương hiệu thì sự khác nhau phần nhiều nằm ở số lượng, cách thiết kế, loại sò và công suất của thiết bị.

Xem thêm hệ thống loa liền công suất tại http://viethungaudio.vn/loa-active-ae-15-loa-lien-cong-suat-chiu-moi-thoi-tiet.htm

Và thông thường, nếu bạn cần có một dàn âm thanh công suất lớn như các dàn karaoke kinh doanh cao cấp hay các dàn âm thanh chuyên nghiệp, phục vụ cho sân khấu, hội trường thì cục đẩy công suất với số lượng sò lớn luôn là một lựa chọn thông minh.

Mọi chi tiết xin liên hệ trực tiếp với Việt Hưng Audio để được tư vấn và thiết kế hệ thống âm thanh chuẩn nhất.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét