Pages

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2020

Cấu tạo và cách sử dụng cục đẩy công suất hiệu quả nhất



Cấu tạo của cục đẩy công suất

Vỏ máy: vỏ cục đẩy công suất thường được làm từ kim loại, cứng cáp và có độ bền cao, có khả năng bảo vệ tốt cho các linh kiện bên trong. Trên lớp vỏ được bố trí các khe tản nhiệt giúp cho nhiệt độ của thiết bị luôn ở mức ổn định mà không bị quá tải, gây hỏng hóc. Bên cạnh đó, thì vỏ máy cũng khiến sản phẩm trở nên sang trọng, cao cấp hơn rất nhiều.

Thân máy: được cấu thành từ toàn bộ các linh kiện, phụ kiện điện tử, đây cũng chính là phần quan trọng nhất mang đến sức mạnh và chất lượng âm thanh cho một chiếc cục đẩy.
Biến áp nguồn: đây là linh kiện quyết định sức mạnh và hiệu suất cục đẩy, thường có kích thước tương đối lớn. Có 2 loại nguồn là nguồn xung (hay còn gọi là nguồn vuông) và nguồn biến áp (hay còn gọi là nguồn xuyến).

Mạch công suất: có chức năng khuyếch đại công suất, nhận tín hiệu âm thanh đầu vào và đưa ra tín hiệu âm thanh có công suất mạnh hơn nhiều lần. Đây là sự kết hợp của mạch khuyếch đại điện áp và mạch khuếch đại dòng điện.

Sò công suất: có nhiều loại sò, trong đó phổ biến thường thấy có thể kể đến Sò sanken, Sò Toshiba có ghi rõ thông số trên sò.

Bên cạnh đó còn có rất nhiều các linh kiện khác như: vỉ nguồn, tụ lọc, hệ thống quạt gió,…



Cách sử dụng cục đẩy công suất cho hiệu quả âm thanh tốt nhất

Đấu nối:

+ Đấu nối cục đẩy công suất với loa karaoke: 

Qua trực tiếp dây loa hoặc thông qua khóa loa.
Đấu bình thường 2 kênh dual chanel: sử dụng tải loa 4Ohm, 8Ohm, 1 Chanel, thích hợp khi bạn không cần nâng công suất lên quá lớn. Lưu ý: khi đấu nối 4Ohm thì công suất của máy có thể tăng lên từ 10-30% nhưng máy chạy nóng hơn.
Đấu Bridge mono: 2 cọc dương của trạm để kéo, với một cọc sẽ trở thành cọc âm. Thường quy định cọc phải là (+) và cọc trái là (-) và chanel nào lấy cọc dương thì tín hiệu vào cắm vào chanel đó. Có nghĩa là bạn đấu chung 2 chiếc loa vào 1 vế, tuy nhiên đấu Bridge thường dùng cho loa sub vì cách đấu này lợi trầm.
Đấu nối parallel mono: 2 cọc dương đấu nối với nhau, bật công tắc đổi ngõ nhập sang parallel nếu sử dụng đường 70V để có thể kéo loa xa thì bật công tắc CH1 và CH2 sang chế độ 70V.
Công tắc tín hiệu vào chuyển sang vị trí bridge – mono: phương pháp này nối tiếp 2 chanel nên công suất tăng lên gấp đôi (thường sử dụng để kéo loa công suất lớn với trở kháng 8Ohm).

+ Đấu nối cục đẩy công suất với amply hoặc vang số:

Lấy tín hiệu LineOut từ amply hoặc Main Left, Main Right trên Vang số vào InPut cục đẩy công suất. Vẫn theo nguyên lý OUT.A/OUT.B từ công suất ra loa, 2 đường CH.A/CH.B Link chính là 2 đường kết nối thêm cục đẩy công suất.



Căn chỉnh:

Sau khi đã ghép bộ và đấu nối phù hợp thì việc căn chỉnh không quá khó khăn, bạn chỉ cần điều chỉnh nút điều khiển to nhỏ để chỉnh âm thanh sao cho phù hợp sở thích và nhu cầu sử dụng của mình.
Bạn lưu ý khi đấu nối nên để tắt nguồn thiết bị, để âm lượng về Min, cắm chắc chắn các giắc tín hiệu xong bạn tăng âm lượng lên 1 cách từ từ để an toàn cho thiết bị và tránh giật mình cho người sử dụng.


TRÍ VIỆT AUDIO
Địa chỉ: Số 488 Xuân Đỉnh, Hà Nội
Hotline: 0944 970 666 – 096 374 2828

0 nhận xét:

Đăng nhận xét